Menu
popup

Tin tức

Độ pH Là Gì? Làm Thế Nào Để Cân Bằng Độ pH Trong Cơ Thể?

Ngày đăng: 12/10/2023

Độ pH là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã ý nghĩa của độ pH đối với sức khỏe và giới thiệu phương pháp cân bằng độ pH hiệu quả nhất trong cơ thể.

1. Độ pH là gì? Công thức tính độ pH

Độ pH được hiểu đơn giản nhất là thước đo định lượng về độ axit hoặc bazơ của các dung  dịch nước hoặc chất lỏng khác.

Thực chất, độ pH là chỉ số đo hoạt động của ion hidro (H+). Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều thì dung dịch mang tính axit, nếu lượng H+ thấp thì dung dịch mang tính bazo

Trên thực tế, mỗi dung dịch đều tồn tại một độ pH riêng.

Tại đây, độ pH có chức năng biểu thị cho mức độ hoạt động của các ion H+ dưới sự tác động bởi 1 hằng số điện ly (ví dụ hằng số điện ly của nước là Kw =  1,008 × 10−14 ở 25°C). Trong đó, thang đo pH sẽ nằm trong khoảng từ 0  - 14:

  • Độ pH <7 mang tính axit.
  • Độ pH > 7 mang tính kiềm.
  • Độ pH xấp xỉ 7 được xem là dung dịch trung hòa.

 

Các chỉ số để kiểm tra độ pH

Các chỉ số để kiểm tra độ pH

Theo đó, pH được định nghĩa là logarit âm của nồng độ H+, vậy nên ta có công thức tính độ pH như sau:

  • Tính pH dung dịch axit: Xác định nồng độ mol/l của ion H+ của dung dịch ở trạng thái cân bằng.
    pH = - log[H+]
  • Tính pH dung dịch bazơ: Xác định nồng độ mol/l của ion OH- của dung dịch ở trạng thái cân bằng.
    pH = 14 - pOH = 14 + lg([OH-])

Lưu ý: [H+][OH−] = 10 -14

Trong đó:

H+: Biểu thị hoạt động của các ion H+ được đo theo đơn vị mol/l.

OH-: Biểu thị cho hoạt động của ion OH- được đo theo đơn vị mol/l.

Log: Logarit cơ số 10.

2. Cách đo độ pH

Trong y học, hóa học, hay nhiều công trình nghiên cứu khác, hầu hết mọi dung dịch đều cần được tiến hành đo pH. Vậy cách đo độ pH là gì và tiến hành như thế nào?

Có thể sử dụng các loại bút đo để đo rất đơn giản

Có thể sử dụng các loại bút đo để đo rất đơn giản

Cách đo độ pH

Mô tả

Kết quả đo

Ưu điểm

Nhược điểm

Đo bằng quỳ tím

Sử dụng quỳ tím cho vào dung dịch cần xác định độ pH.

Sau đó, dựa vào sự chuyển màu của quỳ tím để xác định tính axit hoặc bazơ bằng cách đối chiếu bảng màu đi kèm.

Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: Dung dịch mang tính axit.

Quỳ tím chuyển sang màu xanh: Dung dịch mang tính bazơ.

Quỳ tím không đổi màu: Dung dịch trung tính.

Chi phí rẻ.

Dễ dàng thực hiện.

Cho kết quả nhanh.

Chỉ xác định được tính chất của dung dịch (axit hay bazơ), từ đó xác định được thang điểm pH mà không thể hiện được giá trị cụ thể.

Đo bằng máy đo độ pH chuyên dụng

Sử dụng máy đo pH để tìm ra chỉ số pH chính xác của dung dịch.

Màn hình dừng kim tại kết quả, hoặc hiện giá trị pH của dung dịch.

Độ chính xác cao. Thao tác đơn giản.

Ứng dụng được với hầu hết mọi dung dịch.

Chi phí cao

Tính linh động hạn chế.

Đo độ pH bằng bút đo

Sử dụng bút đo để đo độ pH. Hiện nay trên thị trường có 2 loại bút đo chính đó là: bút đo pH cho đất và bút đo pH cho nước.

Giá trị pH hiển thị chính xác trên màn hình.

Kích thước nhỏ gọn.

Cho kết quả nhanh.

Độ chính xác ở mức tương đối.

Độ chính xác không tuyệt đối như khi sử dụng máy đo pH.

Dễ mua phải sản phẩm chất lượng kém.

Đo độ pH bằng dung dịch quỳ tím

Đây là phương pháp sử dụng thuốc thử, chất chỉ thị màu (Methyl Red, Bromthymol Blue, Phenolphthalein) để đo độ pH.

Độ pH được xác định thông qua sự biến đổi màu sắc của dung dịch sau khi cho chất chỉ thị vào. Sau đó so sánh với bảng màu thang đo pH để có được kết quả chính xác nhất.

Methyl Red

Màu đỏ: pH ≤ 4

Màu vàng: pH ≥ 7

Chuyển màu từ đỏ, sang cam, vàng:  4 ≤ pH ≥ 7

 

Bromthymol Blue

Màu vàng: pH ≤ 6

Màu xanh dương: pH ≥ 8

Chuyển từ màu vàng, vàng xanh, xanh lá cây,sang xanh dương: 6 ≤ pH ≥ 8

 

Phenolphthalein:

Không màu: pH ≤ 8

Màu đỏ:  pH ≥ 10

Chi phí thấp.

Dễ dàng thực hiện.

Độ chính xác không cao (bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nồng độ muối, nhiệt độ, các chất hữu cơ khác có trong dung dịch,...).

Đo độ pH bằng dung dịch quỳ tím, chỉ cần nhỏ 3-4 giọt vào nước và xem thang màu để đọc kết quả

Đo độ pH bằng dung dịch quỳ tím, chỉ cần nhỏ 3-4 giọt vào nước và xem thang màu để đọc kết quả

>>> Xem thêm: Cách đo các chỉ số nước ion kiềm mà bạn nên biết vì sức khoẻ  

3. Độ pH bao nhiêu là tốt?

Sau khi đã hiểu rõ độ pH là gì và tìm hiểu một số phương thức đo độ pH phổ biến, nhiều người sẽ thắc mắc không biết rằng độ pH bao nhiêu là tốt.

Da và tóc của con người có độ pH dao động từ 5.5, nên các sản phẩm chăm sóc da và tóc thường sẽ nhỏ hơn 7 để đảm bảo an toàn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng chất lượng nước đạt chuẩn an toàn để uống sẽ có độ pH giao động trong khoảng từ 6.5 - 8.5. Trong cơ thể người, độ pH tốt nhất để các tế bào và cơ quan hoạt động tốt nhất là khoảng từ 7.3 - 7.4 (mang tính kiềm). Còn theo khuyến nghị từ cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), các nhà cung cấp nước uống của thành phố nên duy trì nguồn nước có mức độ pH từ 6.5 - 8.5.

Đối với nước dùng sinh hoạt, độ pH chuẩn cũng sẽ ở mức 6 - 8.5. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra độ pH để có sự điều chỉnh thích hợp. Bởi độ pH ở mức quá cao hoặc quá thấp cũng đều sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sử dụng nguồn nước có độ pH không đảm bảo lâu ngày cơ thể sẽ dần tích tụ các độc tố dẫn đến nhiều căn bênh nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là ung thư.

Độ pH có trong các thực phẩm phổ biến

Độ pH có trong các thực phẩm phổ biến

Trong trồng trọt, đất có độ pH từ 5.5 - 7.0 sẽ thích hợp với đa số các loại cây trồng. Bởi với độ pH như trên, hệ rễ cây sẽ dễ dàng phát triển, thuận lợi cho quá trình hấp thu và trao đổi chất dinh dưỡng. Các loại đất có độ pH nằm ngoài ngưỡng 5.0 - 8.0 sẽ không thích hợp để trồng trọt.

4. Độ pH của những dung dịch phổ biến hiện nay

Mỗi dung dịch đều có một độ pH nhất định. Dưới đây là độ pH của một số dung dịch phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

  • Nước uống tinh khiết: có độ pH = 7 (độ pH cho nước sạch, đã thông qua quá trình lọc, xử lý và loại bỏ hết tạp chất gây hại).
  • Nước thông thường: Các loại nước thông thường có độ pH là 6 - 8.5 (nước sinh hoạt), hay giao động trong khoảng 6.5 - 8.5 (nước ăn uống).
  • Dung dịch muối natri (NaCl) hoặc nước biển: có độ pH xấp xỉ 7- 8.
  • Dung dịch axit axetic (CH₃COOH): có độ pH xấp xỉ 3 - 4.
  • Dung dịch nước vôi tưới cây (Ca(OH)₂): có độ pH trong khoảng 12 - 13. Đây là một bazơ mạnh, thường được sử dụng trong nông nghiệp để điều chỉnh độ pH của đất hoặc ứng dụng trong xử lý nước.
  • Dung dịch axit clohidric (HCl): có độ pH nằm trong khoảng 0 - 1, có tính ăn mòn cao.
  • Máu: chảy qua tĩnh mạch có độ pH trong khoảng 7.35 - 7.45.
  • Một số chỉ số pH khác trong y tế có thể bạn quan tâm đó là:

- Chỉ số pH của dạ dày từ 1.6 - 2.4

- Chỉ số pH của nước bọt xấp xỉ mức kiềm từ 6.4 - 6.8

- Dịch ngoại bào có pH khoảng 7.35 - 7.45

- pH nước tiểu ở mức 6, pH dịch mật ở mức từ 5 - 6...

5. Cách cân bằng độ pH trong cơ thể

Cuộc sống hiện đại cũng đem lại nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ như chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thịt đỏ, thức ăn nhanh, uống nước ngọt, rượu bia, bị stress, căng thẳng, môi trường ô nhiễm, mất ngủ… khiến cơ thể bị nhiễm axit, dư thừa axit, mất cân bằng trong cơ thể.

Nếu cơ thể chúng ta bị dư thừa axit thì sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi do lượng CO2 trong máu tăng lên, gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí ung thư.

Ở trạng thái khỏe mạnh, môi trường bên trong cơ thể sẽ có tính kiềm nhẹ với độ pH từ 7.3 - 7.4.

 

Ngược lại, môi trường axit là điều kiện lý tưởng để các gốc tự do phát triển, đây là tác nhân gây ra stress, bệnh dạ dày, gout… và ung thư.

Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe tốt, cũng như để các hoạt động sống diễn ra bình thường, chúng ta cần tìm cách cân bằng độ pH trong cơ thể một cách thích hợp. Vậy làm cách nào để cân bằng độ pH trong cơ thể?

 5.1 Ăn nhiều rau, củ, quả xanh

Theo một số nghiên cứu từ chuyên gia, để cân bằng độ pH trong cơ thể, bạn nên bổ sung từ 60 - 80% thực phẩm tạo kiềm, 20 - 40% thực phẩm tạo axit. Với chế độ dinh dưỡng này, cơ thể sẽ mang tính kiềm cao hơn và đảm bảo sức khỏe ở mức tốt nhất. 

Rau xanh giúp cân bằng độ pH trong cơ thể

Rau xanh giúp cân bằng độ pH trong cơ thể

Trong đó, những thực phẩm, rau củ, quả xanh ngoài việc đóng vai trò như một chất khử độc cực mạnh, xây dựng hàng rào miễn dịch cho cơ thể, phần lớn chúng còn là nhóm thực phẩm mang tính kiềm.

Theo các chuyên gia y tế, bổ sung nhiều rau, củ, quả xanh trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp lượng axit dư thừa trong cơ thể được trung hòa một cách hiệu quả. Một số loại rau, củ, quả xanh giàu tính kiềm đó là:

  • Rau xanh: Rau diếp cá, cải xoăn, cần tây, bông cải, cải bó xôi, ớt chuông, cần tây, hành tây,...
  • Khoai: Khoai lang, củ cải, khoai môn, su hào,....
  • Thực phẩm họ đậu: Đậu nành, đậu lima, đậu lăng,...
  • Quả: Bơ, dừa, chanh, bưởi, nho xanh, đu đủ, dâu,...
  • Hạt: Hạt bí ngô, hạt kê, hạt dẻ, hạt hạnh nhân,...

 5.2 Suy nghĩ tích cực và lạc quan

Ít người biết rằng việc suy nghĩ, lo lắng, hay liên tục stress cũng sẽ khiến cơ thể tiết ra một lượng lớn axit có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy để đảm bảo chỉ số pH trong cơ thể luôn được cân bằng, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng cần nuôi dưỡng suy nghĩ tích cực, lạc quan, có xu hướng sống lành mạnh hơn.

Suy nghĩ tích cực cũng là cách cân bằng độ pH cơ thể


Ngoài ra, theo nghiên cứu, suy nghĩ tích cực và lạc quan cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch. Từ đó giảm thiểu được sự hình thành của các tế bào ung thư, hay các tế bào nhiễm virus,... Giúp bạn có được sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt nhất.

 5.3 Uống đủ nước tốt

Uống đủ nước tốt cũng là một giải pháp đơn giản và hiệu quả đối với những ai còn băn khoăn chưa biết cách cân bằng độ pH là gì.

Việc uống đủ nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện tiêu hóa, mà còn mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho tim mạch, trí não,...

Tuy nhiên, uống đủ nước là chưa đủ. Lượng nước đưa vào cơ thể bạn hàng ngày cũng cần đảm bảo được các tiêu chí về dưỡng chất, độ an toàn, và có khả năng cân bằng độ pH trong cơ thể,...

Uống đủ nước sạch nước tốt giúp cân bằng độ pH

Uống đủ nước sạch nước tốt giúp cân bằng độ pH

Trong đó, sử dụng nước ion kiềm tươi chính là một phương án tuyệt vời trong việc cân bằng độ pH, được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến nghị. Đặc biệt là đối với cơ thể đang dư thừa axit do sử dụng nhiều thức uống có tính axit cao (rượu, bia, nước ngọt có gas,...).

Theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: Nên bổ sung thực phẩm giàu kiềm tự nhiên như rau xanh, cá… đặc biệt, uống nước ion kiềm tươi mỗi ngày cũng là giải pháp giúp cơ thể ổn định tính kiềm. Độ pH kiềm tính rất tốt cho sức khỏe từ 8.5 - 9.5 giúp trung hòa axit trong cơ thể, làm khỏe tế bào từ bên trong, trung hòa axit dư trong cơ thể.

Nước kiềm là loại nước giàu khoáng chất, luôn đảm bảo độ pH từ 8.5 - 9.5, đồng thời còn có nhiều lợi ích hỗ trợ cho sức khoẻ:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Giàu vi khoáng
  • Hỗ trợ thanh lọc tế bào, thải độc
  • Cấp nước nhanh chóng
  • Loại bỏ các gốc tự do....

Hiện nay, trên thị trường đã cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm, thiết bị lọc nước kiềm đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, chất lượng, cũng như giá thành sản phẩm chính là những yếu tố quan trọng mà người dùng luôn cân nhắc.

Trong đó, máy lọc nước ion kiềm tươi Daikiosan, Makano với đa dạng dòng sản phẩm chất lượng, với đa dạng tính năng, giá thành hợp lý được rất nhiều gia đình, doanh nghiệp tin dùng.

Máy lọc nước Makano MN369 cho ra nước vừa sạch vừa tốt

Máy lọc nước Makano MN369 cho ra nước vừa sạch vừa tốt

Makano MN369 là sự kết hợp của những đổi mới công nghệ hoàn toàn mới. Máy không chỉ mang lại trải nghiệm tuyệt vời của nước ion kiềm mà còn sở hữu chức năng nóng, nguội, lạnh đem lại vô vàn tiện ích cho gia đình.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Tập đoàn Đại Việt về độ pH là gì, cũng như hướng dẫn đến bạn một số cách cân bằng độ pH trong cơ thể hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin trên đã mang đến bạn nguồn kiến thức hữu ích.

 

 
Tin liên quan
  • Nên mua máy lọc nước bao nhiêu lõi là tốt nhất? Sự thật bất ngờ
  • Top 5 hãng máy lọc nước nên mua nhất hiện nay năm 2024
      Top 5 hãng máy lọc nước nên mua nhất hiện nay năm 2024

      Với nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng, thị trường máy lọc nước cũng ngày càng phong phú với đa dạng thương hiệu. Dưới đây là top 5 hãng máy lọc nước nên mua nhất hiện nay: Daikiosan, Makano, Ecogreen, Takasa, và Kasuto.

  • 5 dấu hiệu bệnh loãng xương nhiều người đã bỏ qua
  • Nước ion kiềm có tốt cho xương? Người bị loãng xương có nên uống nước ion kiềm?
  • HỖ TRỢ SẢN PHẨM

    Các câu hỏi về Đại Việt của bạn? Chúng tôi ở đây để giúp đỡ.