Menu
popup

Tin tức

Phèn chua là gì? Top những điều thú vị bạn cần biết về phèn chua

Ngày đăng: 10/09/2024

Phèn chua từ lâu đã được nhiều người sử dụng bởi những ứng dụng hữu ích của nó. Vậy phèn chua là gì? Phèn chua có lợi hay có hại? Hãy cùng Đại Việt khám phá top những điều thú vị về phèn chua ngay sau đây nhé!

1. Phèn chua là gì?

Phèn chua là gì? 

1.1. Định nghĩa phèn chua

Phèn chua là muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn chua thường xuất hiện dưới dạng tinh thể không màu hoặc màu trắng, dễ hòa tan trong nước và có kích thước to nhỏ không đều.

Phèn chua được sản xuất bằng cách thêm Kali Sunfat vào dung dịch Nhôm Sunfat đậm đặc. Với khả năng kết tủa và khử khuẩn, phèn chua được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.

1.2. Nguồn gốc và lịch sử của phèn chua

Mặc dù đến khoảng thế kỷ 18, nhiều nhà khoa học mới nghiên cứu ra các thông tin chính xác về phèn chua, nhưng ngay từ thời xa xưa, phèn chua đã được ứng dụng rất nhiều vào đời sống nhờ vào khả năng làm trong nước và bảo quản thực phẩm.

Phèn chua được sử dụng vào các bài thuốc cổ truyền

Người Ai Cập cổ đại còn dùng phèn chua để làm sạch nước và nhuộm vải. Trong y học cổ truyền, phèn chua lại được áp dụng vào các phương pháp để chữa trị nhiều bệnh khác nhau.

2. Những công dụng bất ngờ của phèn chua

Sau khi đã tìm hiểu qua định nghĩa phèn chua là gì, chúng ta đã có thể tìm hiểu sâu hơn về các công dụng cực kỳ hữu ích trong cuộc sống hằng ngày của phèn chua.

2.1. Trong cuộc sống hằng ngày

  • Khả năng lọc nước: Phèn chua được sử dụng để làm trong nước, đặc biệt là nước giếng hoặc nước từ các nguồn không đảm bảo. Bằng cách hòa tan phèn chua vào nước, nó giúp các tạp chất kết tủa và lắng xuống đáy, từ đó làm cho nước trong hơn.
  • Bảo quản thực phẩm: Trong nấu ăn, phèn chua giúp giữ độ giòn của rau củ và trái cây, đồng thời ngăn chặn quá trình oxy hóa. Nó thường được dùng để bảo quản dưa chua, hoa quả ngâm, và các loại thực phẩm cần bảo quản trong thời gian dài.

Sử dụng phèn chua để bảo quản thực phẩm

2.2. Trong y tế

  • Kháng khuẩn và chống viêm: Phèn chua có khả năng kháng khuẩn nhẹ, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trong các vết thương nhỏ. Phèn chua còn được sử dụng để rửa vết thương, giảm sưng tấy và có tác dụng hỗ trợ làm lành nhanh chóng các vết cắt nhỏ.
  • Làm chất khử mùi: Phèn chua được dùng như một chất khử mùi tự nhiên, đặc biệt là trong việc làm giảm mùi hôi chân, hôi miệng và mùi cơ thể. Nó giúp kiềm hóa môi trường da và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
  • Làm se khít lỗ chân lông và điều trị mụn: Phèn chua có tác dụng làm se da, giúp thu nhỏ lỗ chân lông và giảm dầu thừa. Nó thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là trong việc điều trị mụn và làm dịu da bị kích ứng.

Phèn chua - một trợ thủ đắc lực của ngành y tế

2.3. Trong công nghiệp

  • Xử lý nước thải: Phèn chua đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước thải công nghiệp. Nó giúp kết tủa các chất rắn lơ lửng, kim loại nặng và các chất hữu cơ, giúp làm sạch nước trước khi trải qua các công đoạn xử lý khác và xả ra môi trường.
  • Sản xuất giấy: Phèn chua và nhôm sunfat thường được sử dụng cho vào giấy cùng với muối ăn. Từ đó, nhôm clorua sẽ được tạo thành nhờ phản ứng thủy phân mạnh làm nên hiđroxit. Đây là chất sẽ giúp kết dính các sợi xenlulozơ lại với nhau giúp giấy không bị nhòe mực khi viết.
  • Nhuộm vải: Phèn chua là một chất cố định màu quan trọng trong ngành dệt may. Hiđroxit được sợi vải hấp thụ giúp màu sắc bám chặt vào sợi vải, giữ cho vải bền màu và không bị phai sau nhiều lần giặt. Phèn chua cũng giúp vải trở nên mềm mại hơn, tăng chất lượng sản phẩm.

Sử dụng phèn chua để nhuộm vải trong công nghiệp

3. Phèn chua có hại không? 

Mặc dù phèn chua mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, thế nhưng việc sử dụng phèn chua cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu ta sử dụng không đúng cách. Vì vậy, khi tìm hiểu “phèn chua là gì” chúng ta cũng không được quên tìm hiểu “dùng phèn chua thế nào cho đúng cách”.

  • Liều lượng hợp lý trong thực phẩm: Phèn chua thường được sử dụng trong nấu ăn để tạo độ giòn hoặc bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phèn chua có thể dẫn đến nguy cơ tồn dư chất độc hại trong thức ăn. Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ phèn chua và cần rửa sạch thực phẩm sau khi chế biến để đảm bảo an toàn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với da và mắt: Phèn chua có thể gây kích ứng da và mắt nếu tiếp xúc trực tiếp. Khi dùng phèn chua, bạn nên đeo găng tay và tránh để bột phèn chua bay vào mắt. Nếu bị dính phèn chua vào mắt hoặc da, hãy rửa sạch ngay bằng nước lạnh và liên hệ với bác sĩ nếu có dấu hiệu kích ứng nghiêm trọng.
  • Không sử dụng phèn chua quá mức trong y tế: Mặc dù phèn chua có tác dụng khử trùng và chống viêm, việc sử dụng quá liều có thể gây hại. Khi dùng phèn chua để điều trị mùi hôi cơ thể, cầm máu, cần tuân thủ liều lượng nhỏ và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Không nên dùng phèn chua trên các vết thương lớn hoặc vết thương hở mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bảo quản phèn chua đúng cách: Phèn chua nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa tầm tay trẻ em. Nếu phèn chua bị ẩm, nó có thể mất đi hiệu quả và trở nên khó sử dụng. Ngoài ra, không nên để phèn chua gần các loại thực phẩm dễ hấp thụ mùi vì nó có thể làm biến đổi hương vị của thực phẩm đó.

4. Phương pháp dùng phèn chua để lọc sạch nước

Phèn chua có khá nhiều ứng dụng trong đời sống ngày nay, thế nhưng công dụng được biết đến nhiều nhất chính là khả năng lọc sạch nước của loại muối đa năng này. Và dưới đây chính là quy trình lọc nước bằng phèn chua truyền thống:

Phèn chua là gì? Hiểu hơn về phương pháp lọc nước bằng phèn chua truyền thống

  • Chuẩn bị nước cần lọc: Chuẩn bị nước còn đục và nhiều chất bẩn, lưu ý cần loại bỏ các vật thể lớn như cành cây, lá cây, các vật thể rắn,...
  • Thêm phèn chua: Dùng khoảng 1-2 gam phèn chua cho mỗi 20 lít nước. Nếu nước quá đục, có thể cần tăng lượng phèn chua, nhưng cần tránh sử dụng quá nhiều để không gây hại.
  • Khuấy đều: Sau khi thêm phèn chua vào nước, khuấy đều trong khoảng 5-10 phút. Quá trình này giúp phèn chua hòa tan hoàn toàn và bắt đầu kết tủa các tạp chất xuống đáy của vật chứa nước.
  • Để lắng: Sau khi khuấy, để nước nghỉ từ 30 phút đến 1 giờ. Trong thời gian này, các tạp chất sẽ từ từ lắng xuống đáy, tạo ra một lớp cặn bẩn. Phần nước ở trên sẽ trở nên trong hơn và có thể được sử dụng sau khi lọc.
  • Lọc nước: Sau khi các tạp chất đã lắng xuống, cẩn thận rót phần nước trong ở trên vào một vật chứa khác, tránh làm xáo trộn lớp cặn ở dưới. Có thể sử dụng một miếng vải sạch, bộ lọc hoặc khăn lọc để đảm bảo phần nước này không còn bất kỳ hạt cặn nhỏ nào.
  • Đun sôi nước trước khi sử dụng: Nước lọc bằng phèn chua có thể loại bỏ hầu hết các tạp chất, nhưng vẫn còn khả năng chứa vi khuẩn và virus. Vì vậy, cần đun sôi ít nhất 15 phút trước khi uống hoặc sử dụng trong nấu ăn. 

5. So sánh chất lượng lọc nước của phèn chua và máy lọc nước

Nước lọc từ phèn chua được người xưa cho là loại nước đủ sạch và an toàn để đưa vào mọi hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên ngày nay, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng nên phèn chua không phải là cách để lọc sạch nước tối ưu nữa.

Yêu cầu về chất lượng nước ứng với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng

Để lọc sạch nước cần sử dụng các công nghệ lọc hiện đại như công nghệ lọc RO, UF, Nano… Trong đó, đối với nguồn nước ở Việt Nam nên sử dụng công nghệ lọc RO để lọc sạch nước, đạt chuẩn nước uống trực tiếp theo quy chuẩn của Bộ Y Tế.

Được biết, hiện tại Daikiosan và Makano là hai thương hiệu nổi trội với công nghệ lọc nước đạt quy chuẩncó được sự công nhận về chất lượng nước của Bộ Y Tế. Sau đây hãy cùng Đại Việt làm một bài so sánh để chúng ta có thể rành rọt hơn về chất lượng nguồn nước ứng với các nhu cầu sử dụng khác nhau:

BẢNG SO SÁNH CHẤT LƯỢNG LỌC NƯỚC 

Tiêu chí so sánh

Máy lọc nước

Phèn chua

Nhu cầu sử dụng

Nước sau lọc sử dụng để uống trực tiếp ngay tại vòi, dùng nấu ăn…

Sử dụng trong các hoạt động sống thường ngày, tưới tiêu, tắm rửa,... Thường không sử dụng để ăn uống.

Độ sạch của nước

Nước được lọc từ máy lọc nước như công nghệ lọc RO, có hãng sử dụng thêm công nghệ hấp thụ chất độc MOFs giúp lọc sạch gần như hoàn toàn các cặn bẩn cũng như chất độc hại giúp nước sạch, tốt, uống trực tiếp tại vòi.

Phèn chua chỉ có tác dụng kết tủa, làm lắng đọng các chất rắn ở dưới đáy chứ không thể loại bỏ vi khuẩn và các hóa chất gây hại khác có trong nước.

Kiềm tính sau khi lọc

Hiện nay có nhiều dòng máy lọc nước sở hữu các công nghệ điện phân hiện đại như điện phân qua công nghệ điện phân Magie độc quyền, nước ion kiềm tươi có tính kiềm cao như rau xanh, pH từ 8.5 - 9.5 giúp trung hoà axit trong cơ thể

Sau khi trải qua các phản ứng hóa học giữa các chất, lượng cặn bẩn chỉ đơn giản bị lắng xuống chứ không làm thay đổi tính chất cũng như độ pH của nước, điều này khiến cho nước vẫn còn mang tính axit.

Các chỉ số nước tốt

Các dòng máy lọc nước ion kiềm tươi ngoài khả năng lọc sạch nước, có kiềm tính cao mà còn mang nhiều đặc điểm tốt cho sức khỏe như:

  • Nồng độ hydrogen trong nước cao từ 600 đến 1.800 ppb
  • Chỉ số chống oxy hóa ORP từ -300 đến -780 mv
  • Có các phân tử nước siêu nhỏ gấp 5 lần nước thường, giúp thẩm thấu nhanh
  • Giàu vi khoáng và chất điện giải như Mg, Ca, Na, Ka cũng như các chất rất cần thiết cho cơ thể...

Như đã được đề cập ở trên, nước được lọc từ phèn chua không bị biến đổi tính chất. Do đó nguồn nước này đang dần được mọi người ít sử dụng đi, có lẽ bởi vì nguồn nước này không mang lại hiệu quả về sức khỏe cho cả gia đình.

6. Kết luận 

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ phèn chua là gì rồi. Tóm lại phèn chua là một loại muối cực kỳ hữu ích trong đời sống hàng ngày nhưng hiện nay không nên sử dụng trong lọc nước, cách lọc sạch nước tốt nhất là sử dụng máy lọc nước. Bạn chọn các loại máy lọc nước chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ gia đình mình nhé.

Tin liên quan
  • Nước ion kiềm có tốt cho người bị thận, cho thận của bạn
  • Có nên đun sôi nước ion kiềm không?
      Có nên đun sôi nước ion kiềm không?

      “Có nên đun sôi nước ion kiềm không?” là câu hỏi mà rất nhiều người dùng băn khoăn khi sử dụng nước ion kiềm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về vấn đề này, giúp bạn hiểu rõ hơn về nước ion kiềm và cách sử dụng sao cho hiệu quả.

  • Tại sao nên uống nước ion kiềm tại vòi để giữ trọn chỉ số ORP, Hydrogen và pH?
  • Tại sao nước ion kiềm đóng chai chỉ có pH kiềm tính, không có ORP và Hydrogen?
  • HỖ TRỢ SẢN PHẨM

    Các câu hỏi về Đại Việt của bạn? Chúng tôi ở đây để giúp đỡ.